Cách đào tạo nhân lực qua chương trình trao đổi nhân viên

Ngược lại, đơn vị chủ quan cũng phải cam kết hỗ trợ nhân viên về thủ tục, giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo lương bổng và các chế độ, quyền lợi cho nhân viên trong suốt thời gian tham gia chương trình.

Mọi đều hướng đến việc phát triển nguồn nhân lực. Ở những tập đoàn có quy mô quốc gia hoặc đa quốc gia, việc đào tạo bằng chương trình đang dần trở thành một trong những phương pháp được chú trọng.

Lợi ích của
Khi tham gia trao đổi nhân viên, người lao động được làm việc ở cùng một vị trí tại nhiều văn phòng, chi nhánh: Nhân viên miền Nam ra miền Bắc, nhân viên ở Việt Nam thử sức ở cấp vùng hay toàn cầu…Thông qua đó, hỗ trợ sự phát triển của nhân viên bằng việc cho họ tiếp xúc với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Ý nghĩa sâu xa mà chương trình này mang lại là sự chia sẻ, lĩnh hội và nâng cao kinh nghiệm của nhân viên ở cả địa điểm chủ quản và địa điểm tiếp nhận nhân viên trao đổi.
Lợi ích đầu tiên là doanh nghiệp có thể nhận biết họ đã xây dựng được một cơ chế vận hành tốt hay chưa, khi có một vị trí tạm thời vắng mặt ở nơi này và được bổ sung vào nơi khác. Tiếp đó, bằng kinh nghiệm học hỏi được từ thực tiễn, nhân viên sẽ trở về với những đóng góp, sáng kiến giúp nâng hiệu quả hoạt động của công ty. Đây cũng là cách hiệu quả để đào tạo nhân sự dự phòng cho cả hệ thống công ty, khi một vị trí ở chi nhánh nào đó bị khuyết, họ có thể được thay thế bởi nhân viên đã trải qua chương trình trao đổi. Quá trình trao đổi nhân viên còn là cơ hội để phát hiện những cá nhân có khả năng hòa nhập, tạo mối quan hệ và nắm bắt công việc một cách xuất sắc để cất nhắc lên những vị trí cao hơn. Đồng thời, chương trình giúp nhân viên củng cố sự hiểu biết và thực hành những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong trường hợp trao đổi giữa công ty mẹ/ trụ sở với các công ty con/chi nhánh.
5 lưu ý khi tổ chức chương trình trao đổi nhân viên
Như mọi hoạt động đào tạo khác, bạn phải chỉ ra được mục đích đào tạo là gì. Bên cạnh đó, cần phải nắm được nhu cầu học hỏi của nhân viên, của các phòng ban, đồng thời có sự phân tích về khả năng ứng dụng sau mỗi đợt đào tạo vào việc phát triển doanh nghiệp. Riêng đối với chương trình trao đổi nhân viên, cần lưu ý 5 điểm:
1. Xác định đối tượng tham gia: Chương trình đào tạo nào cũng có những tiêu chí bắt buộc đối với người tham gia. Một số tiêu chí thường được dùng để chọn nhân viên vào các khóa đào tạo bao gồm: độ tuổi, cấp bậc, thời gian làm việc tại công ty, kết quả làm việc đã đạt được, nguyện vọng học tập và phát triển của nhân viên đó…
Chương trình trao đổi nhân viên còn có những yêu cầu đặc thù. Trước hết, khi phải chuyển sang làm việc ở một môi trường khác, họ cần phải có sức khỏe tốt. Để phát triển được ở một môi trường xa lạ trong thời gian ngắn, họ còn cần những đặc điểm như có khả năng hòa nhập và nắm bắt nhanh chóng, có ý chí cầu tiến mạnh mẽ và phải thực sự tự tin. Ngoài ra, những nhân viên còn độc thân sẽ thích hợp để tham gia chương trình này hơn những nhân viên đã có gia đình…
Tốt nhất, hãy xây dựng một bản tiêu chí lựa chọn chặt chẽ trước khi tiến hành chương trình trao đổi nhân viên.
2. Thời hạn trao đổi nhân viên: Chương trình trao đổi nhân viên cần có thời hạn nhất định. Tùy vào khả năng của hai đơn vị tiến cử và tiếp nhận, cũng như mục tiêu của việc đào tạo mà xác định khoảng thời gian cần thiết. Hãy tính toán để thời gian không quá ngắn, đủ để nhân viên đó học hỏi được những kỹ năng cần thiết.
3. Bản cam kết dành cho nhân viên: Tuy sự tin tưởng và khuyến khích vẫn là cách thích hợp nhất để tạo đà phát triển cho nhân viên, bạn cũng vẫn cần phải xem xét việc thực hiện một bản cam kết trong suốt chương trình trao đổi. Vì đào tạo là để phục vụ cho kế hoạch phát triển lâu dài, nên trước hết, nhân viên phải cam kết sẽ gắn bó với công ty tối thiểu bao lâu sau khi được đào tạo. Để đảm bảo không có chuyện “cưỡi ngựa xem hoa”, bạn cũng nên yêu cầu nhân viên gửi báo cáo ngày hoặc tuần. Nhân viên cũng cần thực hiện một số cam kết như quay về nơi chủ quản đúng thời hạn, không gây mất uy tín của đơn vị chủ quản trong thời gian tham gia chương trình…
Ngược lại, đơn vị chủ quan cũng phải cam kết hỗ trợ nhân viên về thủ tục, giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo lương bổng và các chế độ, quyền lợi cho nhân viên trong suốt thời gian tham gia chương trình.
4. Thỏa thuận giữa bên tiến cử và bên tiếp nhận: Khi tổ chức chương trình trao đổi nhân viên, hãy đảm bảo có sự đồng thuận giữa hai đơn vị cử người và đơn vị tiếp nhận. Những nhiệm vụ mà nhân viên phải thực hiện ở “cơ quan tạm thời” của họ? Ai là người quản lý, theo dõi và hướng dẫn cho nhân viên đó? Hai bên cũng cần thống nhất về các tiêu chí để đánh giá quá trình làm việc của nhân viên. Kinh phí và các hỗ trợ về mặt vật chất cũng là một điểm cần thỏa thuận rõ ràng giữa hai đơn vị.
5. Chi phí: Đây cũng là một yếu tố cần được xem xét kỹ. Cân đối giữa các khoản chi phí về chỗ ở, đi lại, ăn uống…dành cho nhân viên và kết quả bạn sẽ thu về sẽ giúp bạn đong đếm được tính hiệu quả của chương trình đào tạo này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *