6 lời khuyên hay để bạn xin được một công việc mơ ước

Một khi bạn đã xác định được ngành nghề mình muốn, hãy tìm hiểu mọi thứ về nó mà bạn có thể. Đối với ngành xuất bản, có thể bao gồm bản quyền, biên tập, thậm chí cả nghệ thuật. Đối với ngành thời trang, bạn cần biết tất cả mọi thứ từ đuôi áo đến thiết kế rồi marketing. Vấn đề chính là mọi sự nghiệp đều bắt nguồn từ một điểm nào đó.


Dưới đây, là 6 gợi ý về những kinh nghiệm từ thuở còn mới vào nghề để giúp bạn hoàn thiện thêm về kĩ năng phỏng vấn khi đi xin việc cũng như quá trình thực tập.

1. Nắm rõ điểm mạnh của bạn

Theo Lisa, kể cả khi bạn rõ mình mạnh ở đâu, tốt hơn hết bạn vẫn nên làm một bài test về tính cách cá nhân. Những bài kiểm tra như Myers-Briggs hay DISC có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng và nó sẽ giúp bạn trau dồi phong cách học tập để có thể áp dụng tại nơi làm việc.

“Ngay cả khi bạn nghĩ mình biết tất cả mọi thứ về bản thân, kết quả kiểm tra sẽ giúp bạn suy nghĩ về năng lực và đam mê của mình theo các hướng khác. Những bài kiểm tra như này giúp bạn mở rộng tầm suy nghĩ của mình và không chỉ khám phá những chủ đề thú vị mà còn các nhiệm vụ, kĩ năng và hoạt động khiến bạn cảm thấy tự tin”.

Nắm rõ điểm mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin khi phỏng vấn
2. Tìm hiểu những thứ bạn không mong muốn ở một công việc

Có lẽ bạn đều đã từng trải qua kì thực tập tồi tệ? Đừng bỏ qua những kí ức đó. Mà hãy thử nhớ lại xem, tại sao đó lại là một trải nghiệm kinh khủng như vậy. Liệu có phải do sếp của bạn quá nhỏ nhen? Hay do công việc không đủ hứng thú để bạn tiếp tục? Bất kể lí do là gì thì đó cũng chính là những gì mà bạn muốn tránh cho công việc tương lai. Hãy nghĩ nó như là một bản thử nghiệm nhưng bị lỗi.

“Những công việc ban đầu là rất quan trọng, không chỉ bởi đó là kinh nghiệm mà còn giúp bạn tìm ra bạn không muốn làm gì. Nếu bạn quan tâm đến một ngành nghề nào đó, việc quan trọng là tìm hiểu xem công việc đó như thế nào và bạn có thích nó không. Nếu không thì bạn nên cân nhắc lại”.

3. Nghiên cứu kĩ càng về một ngành nghề nhất định

Một khi bạn đã xác định được ngành nghề mình muốn, hãy tìm hiểu mọi thứ về nó mà bạn có thể. Đối với ngành xuất bản, có thể bao gồm bản quyền, biên tập, thậm chí cả nghệ thuật. Đối với ngành thời trang, bạn cần biết tất cả mọi thứ từ đuôi áo đến thiết kế rồi marketing. Vấn đề chính là mọi sự nghiệp đều bắt nguồn từ một điểm nào đó.

4. Thiết lập các mối quan hệ

Quen biết ai đó làm việc bên trong công ty có thể rất hữu ích, ngoài ra nó còn tạo cảm giác thân quen khi làm việc. “Học về văn hóa làm việc ở các công ty khác nhau là điều rất tuyệt vời và biết đến sự khác nhau giữa các công ty khác nhau.” Tất nhiên để đạt được điều này không hề dễ dàng, đây là việc đòi hỏi sự tập luyện cũng như kiên nhẫn. Lisa gợi ý rằng bạn có thể bắt đầu từ những việc bé nếu muốn học cách xã giao trong một công ty. “Nói chuyện với một đồng nghiệp bạn chưa gặp bao giờ trong phòng ăn của văn phòng, tình nguyện chuyển bài thuyết trình cho nhóm khác, hay tham gia các buổi ăn uống nhỏ sau giờ làm mà bạn vẫn hay bỏ qua”.

Ngay khi bạn gặp một đồng nghiệp nào đó, hãy làm quen với họ ngay. Hỏi thông tin liên lạc của họ và bất cứ thông tin nào giúp bạn nhớ lại về cuộc đối thoại để chuẩn bị cho lần gặp mặt trong tương lai. Lisa cho biết: “Tôi luôn cảm thấy ấn tượng mỗi khi có ai nhận ra tôi và nhớ chi tiết về cuộc nói chuyện trước đó. Đó là một cách hoàn hảo để gây ấn tượng với ai đó mà không bị lố”.

5. Hoàn thiện kĩ năng viết và gửi email

Đừng sợ khi phải hoàn thành một hợp đồng mới bằng cách gửi mail cho đối tác của bạn. Theo Lisa, nguyên tắc cơ bản là đừng làm phí thời gian của bất kì ai. Đây là một số lời khuyên của Lisa cho một email ngắn gọn mà vẫn rõ ràng:

– Tỏ ra thân thiện, nhưng vẫn chuyên nghiệp

– Kiểm tra lại xem có lỗi không trước khi gửi

– Đi thẳng vào vấn đề bạn muốn đề cập đến, đừng lan man

– Đừng hỏi những câu quá ngớ ngẩn và hiển nhiên mà bạn có thể tìm thấy trên Google

– Thể hiện một vài nét tính cách của bạn

– Tạo một liên kết chính xác tới công ty

– Đặt chủ đề sáng tạo và ấn tượng cho email

Và một vấn đề cũng quan trọng không kém là thời điểm bạn gửi email. Bởi mọi người thường khá bận rộn vào buổi sáng, bạn nên gửi vào giờ ăn trưa hay đầu giờ chiều lúc họ thường nghỉ ngơi. Và cuối cùng, sau 3 lần gửi vẫn chưa nhận được phản hồi, đừng cố đeo bám nữa.

6. Làm chủ buổi phỏng vấn

Có lẽ phần quan trọng nhất của buổi phỏng vấn là những gì bạn đã làm trước khi bước vào phòng xin việc. Hãy làm nghiên cứu trước để thể hiện bạn rất tháo vát và đáng tin. Chuẩn bị trước những câu hỏi dể bị hỏi. Và đừng quên chỉnh sửa lại các trang cá nhân trên mạng xã hội của bạn. Lisa cho biết trước khi phỏng vấn bất kì ứng cử viên nào, cô thường xem qua các tài khoản xã hội của họ.

Theo cô, đó là cách tốt nhất để biết được tính cách, khiếu hài hước, khả năng viết lách cũng như tính thẩm mỹ của một người. “Những trạng thái bạn đăng, sản phẩm bạn thích, và những người xung quanh bạn sẽ đưa ra được đồng nghiệp tiềm năng mà bạn muốn làm cùng – chính những điều này tạo nên con người bạn”.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *